Trò chuyện

Thanh niên Việt thiếu hụt nghiêm trọng kỹ năng sống

Ngày càng có nhiều thanh niên bị sốc, hoang mang, thậm chí đi tu hay tự tử khi vấp phải những khó khăn không lường trước, thất bại hay điều mà họ cho là quá ngang trái
Theo nhiều nghiên cứu của trong nước và thế giới, thiếu kỹ năng sống là nguyên nhân chính yếu của sự “đầu hàng cuộc sống” này. Phải thừa nhận, hầu hết các gia đình và trường học Việt Nam không chú trọng, thậm chí không hề có giờ học nào về kỹ năng sống. Thay vì dạy dỗ thanh, thiếu niên các kỹ năng giải quyết xung đột, ra quyết định, vượt qua thách thức, coi khiếm khuyết, vấp ngã là bình thường trong cuộc sống, gia đình, nhà trường và xã hội lại truyền cho họ sự hiếu thắng và bắt họ tin vào nhiều giá trị ảo.
Đã thế, nạn tham nhũng, biếu xén, ăn chặn, tiêu xài hoang phí…ngày càng phổ biến trong xã hội khiến rất nhiều thanh niên mới lớn cho rằng “ tiền là tất cả, tất cả vì tiền”. Thay vì chú trọng nâng cao kỹ năng, kiến thức chuẩn bị nghề nghiệp tương lai không ít thanh niên xoay sở bằng mọi cách để có những tấm bằng đại học trống rỗng, những vật dụng thời thượng, đắt tiền. Một số khác hoàn toàn tin vào những điều quá tốt đẹp trong sách giáo khoa, theo đuổi những giấc mơ hão huyền và lảng tránh thực tế.
Trong hoàn cảnh hiện tại, để cứu mình khỏi những thất bại đổ vỡ có thể, để vượt qua khó khăn và có tương lai tốt đẹp, mỗi thanh niên cần tự trang bị cho mình những kỹ năng sống cần thiết.
Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng con người đạt được thông qua việc học tập hoặc những kinh nghiệm trực tiếp, cần thiết để xử lý các vấn đề xử lý các vấn đề thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng sống là các khả năng có được hành vi tích cực và thích ứng cho phép cá nhân giải quyết có hiệu quả các nhu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Quĩ nhi đồng Liên hiệp quốc và tổ chức Văn hoá, khoa học, giáo dục LHQ phân cá kỹ năng sống thành 3 nhóm: (1) khả năng nhận thức, (2) khả năng cá nhân, và (3) khả năng ứng xử.
Nhóm 1 (học để biết) bao gồm cá kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, KN tư duy phê phán. Nhóm 2 ( học để tồn tại) bao gồm các KN xây dựng niềm tin và lòng tự trọng. KN tự nhận thức, KN xác định mục đích, KN tự đánh giá, định giá và giám sát, các kỹ năng kiểm soát xúc cảm (tức giận, đau buồn, lo lắng, tổn thất, tổn thương, lạm dụng), các KN kiểm soát sự căng thẳng . Nhóm 3(học để cùng tồn tại) bao gồm các kn giao tiếp, kn từ chối, giải quyêt xung đột và thương thuyết, khả năng nghe và hiểu nhu cầu và hoàn cảnh của người khác và diễn đạt được sự thông hiểu đó, năng lực hợp tác và làm việc trong nhóm, khả năng gây ảnh hưởng và thuyết phục.

Tự xây dựng trường đại học chuẩn mực quốc tế
Việc bàn thảo xây dựng ở Việt Nam một trường đại học đẳng cấp quốc tế rộ lên cách đây mấy năm. Nhiều người cho là cấp thiết, nhiều người khác cho là viển vông. Một số đề xuất các biện pháp để đạt được mục tiêu ấy. Số khác khẳng định việc cần làm trước là thay đổi quan niệm và mục đích giáo dục.
Khi vấn đề đang nguội dần thì gần đây Bộ giáo dục và Đào tạo đưa ra dự án xây dựng mới 4 trường ĐH công lập đa ngành chất lượng cao, đạt đẳng cấp quốc tế, và đến năm 2020, có ít nhất một trường lọt vào nhóm 200 trường đại học hàng đầu thế giới. Số tiền đầu tư ban đầu là khoảng 400triệu USD vay của WB và ADB. Đó là trường đại học Việt Đức trong khuôn viên ĐHQG TP .HCM (hiện có khoảng 100 sinh viên), ĐH KH&CN tại khu công nghệ cao Hoà Lạc (chưa tuyển sinh) và hai trường ĐH ở Đà Nẵng và Cần Thơ (chưa xác định). Tại hội nghị thông báo dự án này tại HN hồi đầu tháng 8, để minh chứng cho tính khả thi của nó, bà Trần Thị Hà, Vụ trưởng vụ GD-ĐH đã dẫn ra sự thành công của ĐH KH&CN Hông Kông.
Theo bà Hà, chỉ sau 15 năm xây dựng, trường này đã được Newsweek xếp hàng 60 trên thế giới. Bà Hà không nói gì về sự khác biệt về nhiều mặt giữa Việt Nam và Hồng Kông cũng như các bước đi cụ thể của đại học này. Phần lớn những người am hiểu GD ĐH đều không tin vào tính khả thi và cấp thiết của dự án nàycho dù nó được đầu tư cả tỷ đôla. Họ đạt ra nhiều câu hỏi cho những người đề xướng dự án. Liệu 4 trường này sẽ được hưởng đầy đủ các quyền tự do học thuất như bất kỳ trường Mỹ, trường Anh nào trong khi hơn 300 trường đại học, cao đẳng Việt Nam và các trường vốn nước ngoài đóng tại Việt Nam chưa được hưởng?
Liệu trường này sẽ có đủ số giáo sư, giảng viên đạt trình độ quốc tế trong khi cả nước chỉ có gần 300 giáo sư(do nhà nước công nhận) đang giảng dạy tại hơn 300 trường và số giảng viên có nghiên cứu khoa học được công bố quốc tế còn rất nhỏ?
Được biết, số công trình khoa học được công bố quốc tế trong lĩnh vực toán-mốt lĩnh vực thuộc loại mạnh nhất của Việt Nam - của tất cả các trường ĐH và Viện toán của ta trong năm chỉ bằng số công trình khoa học công bố quốc tế của trường ĐH Toulouse-một trường đại học hạng trung bình của Pháp. Hơn nữa,theo một giáo sư hiểu biết về các trường nước ngoài mà Bộ mời làm đối tác cho 4 trường trên, có 50% số đó hiện chỉ ở mức xếp hạng trung bình trong nước họ.
Vậy cho dù họ có cử hàng chục giảng viên sang giảng dạy tại một trường Việt Nam, trường đó cũng không thể ngẫu nhiên đạt đẳng cấp quốc tế . Khi các trường này áp dụng chương trình đẳng cấp quốc tế, liệu sinh viên Việt Nam theo học, cho dù được chọn lựa, có đủ kỹ năng và kiến thức cần thiết để thích ứng?
Bộ GD &ĐT đã có nghiên cứu nghiêm túc nào về năng lực đáp ứng các chưong trình đẳng cấp quốc tế của sv Việt Nam. Hay chỉ căn cứ số sv đạt điểm cao trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, hoặc số sinh viên tham sự các chương trình “cử nhân tài năng”?
Liệu một trường có thầy và thiết bị đạt Đẳng cấp quốc tế mà không có sinh viên đạt đẳng cấp quốc tế có thể trở thành trường đẳng cấp quốc tế được không?
Một số trong những người nghi ngờ dự án này cho rằng nó là một sản phẩm của thời bao cấp: coi trọng thành tích và duy ý chí, cho dù thời bao cấp đã ra đi cách đây hơn 20 năm, “Nhưng mà người của thời bao cấp vẫn còn” một người nói. Ông này khẳng định, bao nhiêu dự án vì thành tích và duy ý chí xưa nay đều thất bại. Dự án này sẽ không ngoại lệ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét