Trò chuyện

Những thách thức trước mắt và hậu suy thoái

Chưa bao giờ kinh tế vĩ mô của ta thay đổi 180 độ, buộc chính sách xoay chuyển liên tục như hai năm qua. Nền kinh tế hai lần thay đổi mục tiêu hoàn toàn
Năm 2008, từ hồ hởi chay theo tăng trưởng sang chống lạm phát, siết chặt tín dụng. Sau mấy tháng, khi lạm phát có dấu hiệy giảm thì suy thoái kinh tế thế giới ập đến. chúng ta lại chuyển sang kích cầu, mở rộng tín dụng, chống nguy cơ suy giảm kinh tế. Nay đang xuất hiện nguy cơ trì lạm (stagflation). Sức mua thị trường không tăng nhưng chi phí cao đang đẩy giá. Trì lạm nguy hiểm hơn lạm phát như trong năm 2008. Bên cạnh đó, lượng vốn đổ vào nền kinh tế tăng mạnh trong khi khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế khá yếu. Vốn cũ chưa sử dụng hết có hiệu quả, vốn mới đã tràn vào. Ngân sách, thương mại, cán cân thanh toán đều bị thâm hụt gia tăng trong khi vốn đầu tư mới không được hấp thụ tốt đagn gây nhiều vấn đề kinh tế-xã hội. Chúng ta đang chạy theo tốc độ tăng trưởng trong một thời gian dài, gần bằng cả quá trình đổi mới. Đã đến lúc phải từ bỏ đường mòn này để chú trọng phát triển bền vững. Tốc độ tăng trưởng GDP cao sẽ là vô nghĩa nếu chúgn ta không bảo vệ được môi trường, bảo đảm được an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Những yếu kém mãn tính của nền kinh tế cần phải được chỉ ra và khắc phục. Các lợi thế về nông nghiệp nhiệt đới và kinh tế biển phải được phát huy. Trong thời kỳ hậu suy thoái, cạnh tranh toàn cầu không hề suy giảm mà còn gay gắt hơn. Mọi giải pháp, chính sách vĩ mô trung và dài hạn không thể không tính đến một cách nghiêm túc việc nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, bao gồm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của nền kinh tế nói chung.
Bài học từ nỗi đau chia cắt:
Hội nghị Geneva khai mạc chỉ một ngáy sau khi tập đoàn cứ điểm của Pháp ở Điện Biên Phủ thất thủ. Lúc đó lực lượng VNCCC mạnh hay yếu? Sao VNDCCH không nhân đà chiến thắng mà đấu tranh trên bàn đàm phán để giành được một nước Việt Nam độc lập, thống nhất? Theo số liệu của Ban tổng kết chiến tranh trưc thuộc Bộ Chính trị, trong chiến dịch ĐBP, bộ đội Việt Minh đã làm tiêu hao gần 16.000 quân địch, chiếm 4%tổng binh lực Pháp-Quân quốc gia Đông Dương. Tướng Navarre- Tổng chỉ huy quân đôi Pháp ở Đông Dương-Cho rằng VIệt Minh đã dồn hết sức vào chiến dịch Điện BiênPhủ và đã kiệt quệ sau chiến thắng. Navarre nói linh Pháp chết khoảng 1.500 người,4000 người bị thương, trong khi phía Việt Minh mất 10.000người, 15000 người bị thương. Theo Đại tá Nguyễn Mạnh Hà, tạp chí Lịch sử quân sự Việt Nam, “sau một cuộc chiến 3000ngày, sức lực của bộ đội ta đã suy kiệt nhiều”. Mỹ lúc đó hỗ trợ phát và sẵn sàng can thiệp vào Đông Dương để ngăn cản ảnh hưưỏng của khối XHCN tại đây. Một khó khăn lớn khác cho hai đoàn Việt Nam là Hội nghị Geneva diễn ra theo sự thoả thuận của các nướng lớn lúc đó là Liên Xô, Mỹ, Anh, Trung Quốc và Pháp. Họ không được tham gia nhiều phiên họp quan trọng. Chiều 20/7, một hội nghị không có sự tham dự của hai đoàn Việt Nam đã quyết định việc chia cắt Việt Nam và ấn định thời gian tổng tuyển cử. Hay tin này, bộ trưởng ngoại giao của Việt Nam Quốc Gia, BS. Trần Văn Đỗ, đã cực lực phản đối, không chấp nhận sự chia cắt đất nước dù là tạm thời. Tuy nhiên, trước sức ép của các nước lớn, cả hai miền Việt Nam đề không thể làm gì hơn cho một đất nước thống nhất. Gần như không người Việt nào lúc đó nghĩ rằng sau đó sẽ có cuộc chiến kéo dài 21 năm. Nhiều người cả Nam lẫn Bắc, sau này đã cố tìm hiểu nguyên nhân và rút ra bài học từ sự kiện không mong muốn ấy. Bài học lớn nhất có lẽ là: Trong mọi hoàn cảnh, người lãnh đạo đất nước phải đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, không được thụ động trong chờ sự phán quyết của bất kỳ đất nước nào, dù nước đó đang là đồng minh thân nhất. Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ có giá trị cao hơn mọi mục đích chung của bất kỳ liên minh nào với nước ngoài, và phải luôn luôn được coi là mục tiêu, động lực của mọi cá nhân, cộng đồng người Việt trong mọi thời đại, thuộc mọi đẳng cấp, tôn giáo, vùng miền, đảng phái./.
Đã dến lúc Việt Nam cần một NHTƯ độc lập hơn:
Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) có mức độ độc lập thấp và chịu sự can thiệp hành chính toàn diện của Chính Phủ. Thực tế này khiến NHNN khá lúng túng và bị động trong việc kiểm soát lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ. Nâng cao tính độc lập của NHNN được xem là một trong những điều kiện tiên quyết để NHN thực sự là NHTƯ. Bước đi đầu tiên là cho phép NHNN được độc lập trong việc lựa chọn mục tiêu cs ưu tiên. Các NHTƯ trên thế giới thường tập trung vào các mục tiêu kiểm soát lạm phát, duy trì công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế, ổn định hệ thống tiền tệ và tự chịu trách nhiệm về các quyết định đó mà không cần thông qua chính phủ. Điều này giúp tăng tính chủ động cho NHNN và làm giảm độ trễ thường có trong chính sách tiền tệ. Để hoàn thành nhiệm vụ, NHNN phải thu hút được nhiều chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm quản lý và tư vấn tại các NH của các nước phát triển và am hiểu kinh tế Việt Nam. NHNN cần được trao quyền tự chủ trong thu chi và biên chế bộ máy. Thống đốc NHNN theo định kỳ hoặc theo đề nghị phải có trách nhiệm giải trình trước Quốc Hội về các quyết định chính sách trong giới hạn chức năng và thẩm quyền được giao phó. Nâng cao tính độc lập của NHNN Việt Nam về địa vị pháp lý, về công cụ và mục tiêu chính sách cũng như về tổ chức, nhân sự và tài chính là những yêu cầu cần thiét nhằm tạo cơ sở cho sự chan thiệp có hiệu quả hơn của NHNN vào hệ thống kinh tế, góp phần kiềm chế lạm phát, duy trì tính ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam bền vững hơn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét