Trò chuyện

Thông báo điểm thi lớp 04


Các anh chị học lại liên hệ với khoa hoặc đơn vị liên kết để lấy điểm. Ai học khoa nào thì về quản lý khoa đó để lấy điểm. Em ko xin được điểm cho các anh chị.
Những người phải thi lại mình sẽ báo riêng cho từng người trong 1 hoặc 2 ngày tới. Đây là điểm cuối cùng sau khi đã cộng điểm kiểm tra trên lớp
Đọc thêm!

Thông báo điểm thi lớp 03



Các anh chị học lại liên hệ với khoa hoặc đơn vị liên kết để lấy điểm. Ai học khoa nào thì về quản lý khoa đó để lấy điểm. Em ko xin được điểm cho các anh chị.Những người phải thi lại mình sẽ báo riêng cho từng người trong 1 hoặc 2 ngày tới. Đây là điểm cuối cùng sau khi đã cộng điểm kiểm tra trên lớp

Đọc thêm!

Thanh niên Việt thiếu hụt nghiêm trọng kỹ năng sống

Ngày càng có nhiều thanh niên bị sốc, hoang mang, thậm chí đi tu hay tự tử khi vấp phải những khó khăn không lường trước, thất bại hay điều mà họ cho là quá ngang trái
Theo nhiều nghiên cứu của trong nước và thế giới, thiếu kỹ năng sống là nguyên nhân chính yếu của sự “đầu hàng cuộc sống” này. Phải thừa nhận, hầu hết các gia đình và trường học Việt Nam không chú trọng, thậm chí không hề có giờ học nào về kỹ năng sống. Thay vì dạy dỗ thanh, thiếu niên các kỹ năng giải quyết xung đột, ra quyết định, vượt qua thách thức, coi khiếm khuyết, vấp ngã là bình thường trong cuộc sống, gia đình, nhà trường và xã hội lại truyền cho họ sự hiếu thắng và bắt họ tin vào nhiều giá trị ảo.
Đã thế, nạn tham nhũng, biếu xén, ăn chặn, tiêu xài hoang phí…ngày càng phổ biến trong xã hội khiến rất nhiều thanh niên mới lớn cho rằng “ tiền là tất cả, tất cả vì tiền”. Thay vì chú trọng nâng cao kỹ năng, kiến thức chuẩn bị nghề nghiệp tương lai không ít thanh niên xoay sở bằng mọi cách để có những tấm bằng đại học trống rỗng, những vật dụng thời thượng, đắt tiền. Một số khác hoàn toàn tin vào những điều quá tốt đẹp trong sách giáo khoa, theo đuổi những giấc mơ hão huyền và lảng tránh thực tế.
Trong hoàn cảnh hiện tại, để cứu mình khỏi những thất bại đổ vỡ có thể, để vượt qua khó khăn và có tương lai tốt đẹp, mỗi thanh niên cần tự trang bị cho mình những kỹ năng sống cần thiết.
Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng con người đạt được thông qua việc học tập hoặc những kinh nghiệm trực tiếp, cần thiết để xử lý các vấn đề xử lý các vấn đề thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng sống là các khả năng có được hành vi tích cực và thích ứng cho phép cá nhân giải quyết có hiệu quả các nhu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Quĩ nhi đồng Liên hiệp quốc và tổ chức Văn hoá, khoa học, giáo dục LHQ phân cá kỹ năng sống thành 3 nhóm: (1) khả năng nhận thức, (2) khả năng cá nhân, và (3) khả năng ứng xử.
Nhóm 1 (học để biết) bao gồm cá kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, KN tư duy phê phán. Nhóm 2 ( học để tồn tại) bao gồm các KN xây dựng niềm tin và lòng tự trọng. KN tự nhận thức, KN xác định mục đích, KN tự đánh giá, định giá và giám sát, các kỹ năng kiểm soát xúc cảm (tức giận, đau buồn, lo lắng, tổn thất, tổn thương, lạm dụng), các KN kiểm soát sự căng thẳng . Nhóm 3(học để cùng tồn tại) bao gồm các kn giao tiếp, kn từ chối, giải quyêt xung đột và thương thuyết, khả năng nghe và hiểu nhu cầu và hoàn cảnh của người khác và diễn đạt được sự thông hiểu đó, năng lực hợp tác và làm việc trong nhóm, khả năng gây ảnh hưởng và thuyết phục.

Tự xây dựng trường đại học chuẩn mực quốc tế
Việc bàn thảo xây dựng ở Việt Nam một trường đại học đẳng cấp quốc tế rộ lên cách đây mấy năm. Nhiều người cho là cấp thiết, nhiều người khác cho là viển vông. Một số đề xuất các biện pháp để đạt được mục tiêu ấy. Số khác khẳng định việc cần làm trước là thay đổi quan niệm và mục đích giáo dục.
Khi vấn đề đang nguội dần thì gần đây Bộ giáo dục và Đào tạo đưa ra dự án xây dựng mới 4 trường ĐH công lập đa ngành chất lượng cao, đạt đẳng cấp quốc tế, và đến năm 2020, có ít nhất một trường lọt vào nhóm 200 trường đại học hàng đầu thế giới. Số tiền đầu tư ban đầu là khoảng 400triệu USD vay của WB và ADB. Đó là trường đại học Việt Đức trong khuôn viên ĐHQG TP .HCM (hiện có khoảng 100 sinh viên), ĐH KH&CN tại khu công nghệ cao Hoà Lạc (chưa tuyển sinh) và hai trường ĐH ở Đà Nẵng và Cần Thơ (chưa xác định). Tại hội nghị thông báo dự án này tại HN hồi đầu tháng 8, để minh chứng cho tính khả thi của nó, bà Trần Thị Hà, Vụ trưởng vụ GD-ĐH đã dẫn ra sự thành công của ĐH KH&CN Hông Kông.
Theo bà Hà, chỉ sau 15 năm xây dựng, trường này đã được Newsweek xếp hàng 60 trên thế giới. Bà Hà không nói gì về sự khác biệt về nhiều mặt giữa Việt Nam và Hồng Kông cũng như các bước đi cụ thể của đại học này. Phần lớn những người am hiểu GD ĐH đều không tin vào tính khả thi và cấp thiết của dự án nàycho dù nó được đầu tư cả tỷ đôla. Họ đạt ra nhiều câu hỏi cho những người đề xướng dự án. Liệu 4 trường này sẽ được hưởng đầy đủ các quyền tự do học thuất như bất kỳ trường Mỹ, trường Anh nào trong khi hơn 300 trường đại học, cao đẳng Việt Nam và các trường vốn nước ngoài đóng tại Việt Nam chưa được hưởng?
Liệu trường này sẽ có đủ số giáo sư, giảng viên đạt trình độ quốc tế trong khi cả nước chỉ có gần 300 giáo sư(do nhà nước công nhận) đang giảng dạy tại hơn 300 trường và số giảng viên có nghiên cứu khoa học được công bố quốc tế còn rất nhỏ?
Được biết, số công trình khoa học được công bố quốc tế trong lĩnh vực toán-mốt lĩnh vực thuộc loại mạnh nhất của Việt Nam - của tất cả các trường ĐH và Viện toán của ta trong năm chỉ bằng số công trình khoa học công bố quốc tế của trường ĐH Toulouse-một trường đại học hạng trung bình của Pháp. Hơn nữa,theo một giáo sư hiểu biết về các trường nước ngoài mà Bộ mời làm đối tác cho 4 trường trên, có 50% số đó hiện chỉ ở mức xếp hạng trung bình trong nước họ.
Vậy cho dù họ có cử hàng chục giảng viên sang giảng dạy tại một trường Việt Nam, trường đó cũng không thể ngẫu nhiên đạt đẳng cấp quốc tế . Khi các trường này áp dụng chương trình đẳng cấp quốc tế, liệu sinh viên Việt Nam theo học, cho dù được chọn lựa, có đủ kỹ năng và kiến thức cần thiết để thích ứng?
Bộ GD &ĐT đã có nghiên cứu nghiêm túc nào về năng lực đáp ứng các chưong trình đẳng cấp quốc tế của sv Việt Nam. Hay chỉ căn cứ số sv đạt điểm cao trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, hoặc số sinh viên tham sự các chương trình “cử nhân tài năng”?
Liệu một trường có thầy và thiết bị đạt Đẳng cấp quốc tế mà không có sinh viên đạt đẳng cấp quốc tế có thể trở thành trường đẳng cấp quốc tế được không?
Một số trong những người nghi ngờ dự án này cho rằng nó là một sản phẩm của thời bao cấp: coi trọng thành tích và duy ý chí, cho dù thời bao cấp đã ra đi cách đây hơn 20 năm, “Nhưng mà người của thời bao cấp vẫn còn” một người nói. Ông này khẳng định, bao nhiêu dự án vì thành tích và duy ý chí xưa nay đều thất bại. Dự án này sẽ không ngoại lệ.
Đọc thêm!

Những thách thức trước mắt và hậu suy thoái

Chưa bao giờ kinh tế vĩ mô của ta thay đổi 180 độ, buộc chính sách xoay chuyển liên tục như hai năm qua. Nền kinh tế hai lần thay đổi mục tiêu hoàn toàn
Năm 2008, từ hồ hởi chay theo tăng trưởng sang chống lạm phát, siết chặt tín dụng. Sau mấy tháng, khi lạm phát có dấu hiệy giảm thì suy thoái kinh tế thế giới ập đến. chúng ta lại chuyển sang kích cầu, mở rộng tín dụng, chống nguy cơ suy giảm kinh tế. Nay đang xuất hiện nguy cơ trì lạm (stagflation). Sức mua thị trường không tăng nhưng chi phí cao đang đẩy giá. Trì lạm nguy hiểm hơn lạm phát như trong năm 2008. Bên cạnh đó, lượng vốn đổ vào nền kinh tế tăng mạnh trong khi khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế khá yếu. Vốn cũ chưa sử dụng hết có hiệu quả, vốn mới đã tràn vào. Ngân sách, thương mại, cán cân thanh toán đều bị thâm hụt gia tăng trong khi vốn đầu tư mới không được hấp thụ tốt đagn gây nhiều vấn đề kinh tế-xã hội. Chúng ta đang chạy theo tốc độ tăng trưởng trong một thời gian dài, gần bằng cả quá trình đổi mới. Đã đến lúc phải từ bỏ đường mòn này để chú trọng phát triển bền vững. Tốc độ tăng trưởng GDP cao sẽ là vô nghĩa nếu chúgn ta không bảo vệ được môi trường, bảo đảm được an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Những yếu kém mãn tính của nền kinh tế cần phải được chỉ ra và khắc phục. Các lợi thế về nông nghiệp nhiệt đới và kinh tế biển phải được phát huy. Trong thời kỳ hậu suy thoái, cạnh tranh toàn cầu không hề suy giảm mà còn gay gắt hơn. Mọi giải pháp, chính sách vĩ mô trung và dài hạn không thể không tính đến một cách nghiêm túc việc nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, bao gồm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của nền kinh tế nói chung.
Bài học từ nỗi đau chia cắt:
Hội nghị Geneva khai mạc chỉ một ngáy sau khi tập đoàn cứ điểm của Pháp ở Điện Biên Phủ thất thủ. Lúc đó lực lượng VNCCC mạnh hay yếu? Sao VNDCCH không nhân đà chiến thắng mà đấu tranh trên bàn đàm phán để giành được một nước Việt Nam độc lập, thống nhất? Theo số liệu của Ban tổng kết chiến tranh trưc thuộc Bộ Chính trị, trong chiến dịch ĐBP, bộ đội Việt Minh đã làm tiêu hao gần 16.000 quân địch, chiếm 4%tổng binh lực Pháp-Quân quốc gia Đông Dương. Tướng Navarre- Tổng chỉ huy quân đôi Pháp ở Đông Dương-Cho rằng VIệt Minh đã dồn hết sức vào chiến dịch Điện BiênPhủ và đã kiệt quệ sau chiến thắng. Navarre nói linh Pháp chết khoảng 1.500 người,4000 người bị thương, trong khi phía Việt Minh mất 10.000người, 15000 người bị thương. Theo Đại tá Nguyễn Mạnh Hà, tạp chí Lịch sử quân sự Việt Nam, “sau một cuộc chiến 3000ngày, sức lực của bộ đội ta đã suy kiệt nhiều”. Mỹ lúc đó hỗ trợ phát và sẵn sàng can thiệp vào Đông Dương để ngăn cản ảnh hưưỏng của khối XHCN tại đây. Một khó khăn lớn khác cho hai đoàn Việt Nam là Hội nghị Geneva diễn ra theo sự thoả thuận của các nướng lớn lúc đó là Liên Xô, Mỹ, Anh, Trung Quốc và Pháp. Họ không được tham gia nhiều phiên họp quan trọng. Chiều 20/7, một hội nghị không có sự tham dự của hai đoàn Việt Nam đã quyết định việc chia cắt Việt Nam và ấn định thời gian tổng tuyển cử. Hay tin này, bộ trưởng ngoại giao của Việt Nam Quốc Gia, BS. Trần Văn Đỗ, đã cực lực phản đối, không chấp nhận sự chia cắt đất nước dù là tạm thời. Tuy nhiên, trước sức ép của các nước lớn, cả hai miền Việt Nam đề không thể làm gì hơn cho một đất nước thống nhất. Gần như không người Việt nào lúc đó nghĩ rằng sau đó sẽ có cuộc chiến kéo dài 21 năm. Nhiều người cả Nam lẫn Bắc, sau này đã cố tìm hiểu nguyên nhân và rút ra bài học từ sự kiện không mong muốn ấy. Bài học lớn nhất có lẽ là: Trong mọi hoàn cảnh, người lãnh đạo đất nước phải đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, không được thụ động trong chờ sự phán quyết của bất kỳ đất nước nào, dù nước đó đang là đồng minh thân nhất. Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ có giá trị cao hơn mọi mục đích chung của bất kỳ liên minh nào với nước ngoài, và phải luôn luôn được coi là mục tiêu, động lực của mọi cá nhân, cộng đồng người Việt trong mọi thời đại, thuộc mọi đẳng cấp, tôn giáo, vùng miền, đảng phái./.
Đã dến lúc Việt Nam cần một NHTƯ độc lập hơn:
Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) có mức độ độc lập thấp và chịu sự can thiệp hành chính toàn diện của Chính Phủ. Thực tế này khiến NHNN khá lúng túng và bị động trong việc kiểm soát lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ. Nâng cao tính độc lập của NHNN được xem là một trong những điều kiện tiên quyết để NHN thực sự là NHTƯ. Bước đi đầu tiên là cho phép NHNN được độc lập trong việc lựa chọn mục tiêu cs ưu tiên. Các NHTƯ trên thế giới thường tập trung vào các mục tiêu kiểm soát lạm phát, duy trì công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế, ổn định hệ thống tiền tệ và tự chịu trách nhiệm về các quyết định đó mà không cần thông qua chính phủ. Điều này giúp tăng tính chủ động cho NHNN và làm giảm độ trễ thường có trong chính sách tiền tệ. Để hoàn thành nhiệm vụ, NHNN phải thu hút được nhiều chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm quản lý và tư vấn tại các NH của các nước phát triển và am hiểu kinh tế Việt Nam. NHNN cần được trao quyền tự chủ trong thu chi và biên chế bộ máy. Thống đốc NHNN theo định kỳ hoặc theo đề nghị phải có trách nhiệm giải trình trước Quốc Hội về các quyết định chính sách trong giới hạn chức năng và thẩm quyền được giao phó. Nâng cao tính độc lập của NHNN Việt Nam về địa vị pháp lý, về công cụ và mục tiêu chính sách cũng như về tổ chức, nhân sự và tài chính là những yêu cầu cần thiét nhằm tạo cơ sở cho sự chan thiệp có hiệu quả hơn của NHNN vào hệ thống kinh tế, góp phần kiềm chế lạm phát, duy trì tính ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam bền vững hơn.
Đọc thêm!

Về bản sắc dân tộc........

Tôi chắc ít có nước nào trên thế giới nói nhiều về bản sắc dân tộc như Việt Nam. Thông thường người ta hay nói nhiều đến những gì mà họ cần, thiếu hoặc mong có.
Nhiều người Việt Nam hiểu khi có sự kêu gọi đoàn kết tức là đang mất đoàn kết, hô hào chống tham nhũng khi có tham nhũng đang tràn lan, ra quân vì an toàn giao thông tức là trên đường đang có nhiều tai nạn v.v.. Theo đó, việc nói nhiều đến giữ gìn bản sắc có thể hiểu là đang thiếu hoặc mất bản sắc.
Theo tôi, việc nói quá nhiều đến bản sắc thể hiện sự lúng túng trong việc xác định các giá trị của đất nước trong hiện tại, mang màu sắc chính trị hơn là văn hoá. Cảm nhận được tình trạng lạc hậu và vị thế yếu của quốc gia trên thế giới, nên ta có xu hướng muốn chứng tỏ mình, để thiên hạ thấy mình không kém. Đáng tiếc những người kêu gọi giữ gìn bản sắc dân tộc chưa hề nói rõ nó gồm những cái gì. Những người khác đành phải tự hiểu.
Người ta bảo đấy là nền văn hoá lúa nước; kẻ bảo truyền thống chống giặc ngoại xâm. Lại cũng có một số nói đấy là những thói hư tật xấu phổ biến trong người Việt, dù sống trong nước hay nước ngoài. Mỗi người quan tâm có một danh sách bản sắc riêng. Do không rõ hoặc không thống nhất bản sắc dân tộc gồm những gì, nên chẳng có phương cách gìn giữ nào được đưa ra, và dĩ nhiên, một việc rất quan trọng như vậy mãi là chuyện phiếm. Giá như những người có trách nhiệm nhìn sang Nhật Bản và một số nước đã khá thành công trong việc xác định và gìn giữ bản sắc dân tộc để mà học hỏi, rồi đề ra các bước thích hợp và hiệu quả.
Đọc thêm!

Tài liệu trắc nghiệm kinh tế quốc tế

Các bạn kích vào link bên dưới down về nhé
Đọc thêm!

Tài liệu môn kinh tế quốc tế cô giáo gửi (Chương 3,4,5,6)


Các bạn kích vào link này để download về nhé

Đọc thêm!

Thông báo chuyển địa điểm học từ ngày 03/09/2009

Hiện tại, địa điểm học của lớp 03, 04 đã thay đổi : là giảng đường 402 nhà B( phía bên phải cổng trường)- Trường THBC kỹ thuật tin học Hà Nội -73 Nguyễn Chí Thanh. Phòng học khá chật,chúng ta sẽ làm đơn xin chuyển giảng đường trong một vài ngày tới. Đọc thêm!

Diễn đàn sinh viên tài chính


Đọc thêm!